“Ngành Kiến trúc là gì?”, “Học Kiến trúc ra trường làm gì?”, “Cần có tố chất phù hợp nào để theo học ngành Kiến trúc”,...Có thể nói, đây là những câu hỏi mà hầu hết thí sinh khi tìm hiểu về ngành Kiến trúc đều vô cùng quan tâm.


Và dành riêng cho những bạn đang ấp ủ đam mê với ngành Kiến trúc, bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những trăn trcở của bạn về ngành học đầy tiềm năng này.

1. Ngành Kiến trúc là gì? 

Ngành Kiến trúc là ngành học đặc thù kết hợp giữa nghệ thuật và kỹ thuật, tập trung vào việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế cho các công trình kiến trúc. 


Ở đây, Kiến trúc sư sẽ là những người chịu trách nhiệm lên ý tưởng thiết kế và quy hoạch mặt bằng, hình thức, không gian, cấu trúc của các công trình kiến trúc, như là: nhà ở, cảnh quan, quy hoạch đô thị,...


Công việc chính của Kiến trúc sư bao gồm: 

  • Lên ý tưởng thiết kế: Dựa trên yêu cầu của khách hàng, kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng thiết kế tổng thể cho công trình, bao gồm mặt bằng, phối cảnh, kiến trúc cảnh quan,...
  • Lập hồ sơ thiết kế: Sau khi hoàn thiện ý tưởng, kiến trúc sư sẽ lập hồ sơ thiết kế chi tiết, gồm bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thi công, thuyết minh thiết kế,...
  • Giám sát thi công: Kiến trúc sư có trách nhiệm giám sát quá trình thi công để đảm bảo công trình được thực hiện đúng theo thiết kế và bản vẽ.
  • Tư vấn: Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thiết kế, thi công, vật liệu xây dựng,...

Sinh viên ngành Kiến trúc trong buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp


2. Học Kiến trúc là học gì? 

Trong năm đầu tiên, sinh viên sẽ được tiếp cận với các môn học đại cương nhằm xây dựng nền tảng và định hình tư duy. Qua đây các bạn sẽ nắm được nguyên lý cơ sở về mỹ học và cách sử dụng các họa cụ, phần mềm chuyên dụng. 

Bắt đầu từ năm hai, sinh viên sẽ được mở rộng kiến thức với các môn chuyên ngành và triển khai nhiều đồ án kiến trúc thực tế qua mỗi học kỳ. Một số môn học tiêu biểu trong ngành Kiến trúc mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Cấu tạo kiến trúc
  • Vật lý kiến trúc
  • Lịch sử kiến trúc phương Đông, phương Tây, Việt Nam
  • Kiến trúc dân dụng, kiến trúc công nghiệp
  • Kết cấu dân dụng, kiến trúc công nghiệp
  • Kết cấu công trình, kỹ thuật cơ điện
  • Tin học ứng dụng: AutoCAD, 3Dmax, Photoshop, Revit.
  • Phương pháp sáng tác kiến trúc
  • Các đồ án sáng tác công trình thực tế

Nhiều chương trình hội thảo, talkshow cùng với chuyên gia trong ngành được tổ chức 


Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên còn được chú trọng đào tạo nhiều kỹ năng cần thiết khác nhằm phục vụ công việc như ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật), tư duy phản biện, giao tiếp, lập kế hoạch…Với vốn kiến thức và kỹ năng đa dạng, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ sự tự tin và hành trang để gây dựng sự nghiệp tương lai. 


3. Cần có tố chất gì để học ngành Kiến trúc? 

  • Khả năng sáng tạo: Đây là tố chất quan trọng nhất để trở thành một kiến trúc sư. Bạn cần có khả năng tưởng tượng phong phú, tư duy logic và có thể đưa ra những ý tưởng thiết kế độc đáo.
  • Năng khiếu vẽ: Bạn cần có khả năng vẽ tốt để thể hiện được ý tưởng thiết kế của mình. Kỹ năng vẽ bao gồm vẽ tay và vẽ bằng phần mềm.
  • Tư duy logic: Trong quá trình thiết kế và thi công sẽ có nhiều khả năng xảy ra những vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Kỹ năng tư duy logic giúp bạn đảm bảo tính an toàn và khả thi cho công trình.
  • Yêu thích nghệ thuật và có óc thẩm mỹ: Tư duy về nghệ thuật và thẩm mỹ sẽ hỗ trợ bạn tạo nên những công trình đẹp và hài hòa.

Ngoài ra, để có thể theo học ngành Kiến trúc thì bạn cũng cần có một số tố chất khác như: 

  • Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Đam mê và sự kiên trì
  • Tính tỉ mỉ và cẩn thận
  • Khả năng thích nghi

4. Học Kiến trúc ra trường làm gì?

Hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực ngành Kiến trúc đang ngày một gia tăng do sự phát triển đô thị cũng như chất lượng cuộc sống của xã hội. Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm với mức lương hấp dẫn.


Dưới đây là một số cơ hội nghề nghiệp phổ biến cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc:

  • Kiến trúc sư: Đây là lựa chọn phổ biến nhất cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc. Kiến trúc sư có thể làm việc trong các lĩnh vực như:

              Thiết kế: Thiết kế nhà ở, công trình công cộng, văn phòng, khu thương mại,...

              Quy hoạch: Quy hoạch đô thị, khu dân cư, khu du lịch,...

              Giám sát thi công: Giám sát quá trình thi công để đảm bảo công trình được thực hiện đúng theo thiết kế.

              Nghiên cứu: Nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến kiến trúc như vật liệu xây dựng, công nghệ thông tin trong kiến trúc,...

             Giảng dạy: Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Kiến trúc.

  • Chuyên viên tư vấn: cung cấp các giải pháp về kiến trúc và vật liệu tại các công ty Kinh doanh vật liệu, thiết bị kiến trúc, xây dựng, nội ngoại thất.
  • Khởi nghiệp: Tự thành lập công ty kiến trúc hoặc kinh doanh trong lĩnh vực liên quan.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kiến trúc được đánh giá vô cùng triển vọng


Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc còn có thể làm việc trong các lĩnh vực khác như:

  • Thiết kế đồ họa: Thiết kế các ấn phẩm truyền thông, sự kiện,...
  • Thiết kế nội thất: Thiết kế nội thất cho nhà ở, văn phòng, khách sạn,...
  • Thiết kế cảnh quan: Thiết kế cảnh quan cho nhà ở, khu công cộng, khu du lịch,...
  • Bất động sản: Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.


Và với những nội dung đã trình bày, chắc hẳn những câu hỏi “Ngành Kiến trúc là gì?”, “Học ngành Kiến trúc ra làm gì” đã phần nào có lời giải đáp. Tuy nhiên, để có thể quyết định theo đuổi ngành học này, thí sinh cần tiếp tục tìm hiểu về phương thức, tổ hợp, điểm chuẩn xét tuyển…và môi trường đào tạo phù hợp. 


>>>>> Chi tiết về thông tin tuyển sinh Đại học 2024 xem TẠI ĐÂY

Tin liên quan

Đặc quyền dành cho team 2K6 khi đăng ký xét tuyển ngay từ bây giờ

Đặc quyền dành cho team 2K6 khi đăng ký xét tuyển ngay từ bây giờ

27/03/2024

Hàng ngàn suất học bổng giá trị đã và đang sẵn sàng chờ được trao tặng cho những tân sinh viên K24 đầu tiên. Đừng bỏ lỡ nhé TEAM 2K6 ơiiiiiii

[Tổng hợp] Từ A - Z về Ngành Thiết kế nội thất năm 2024

[Tổng hợp] Từ A - Z về Ngành Thiết kế nội thất năm 2024

11/03/2024

Ngành Thiết kế nội thất là sự kết hợp hoàn hảo giữa tư duy nghệ thuật và kỹ thuật ứng dụng. Cùng với tiềm năng phát triển sự nghiệp trong tương lai, Thiết kế nội thất đang thu hút nhiều bạn trẻ đam mê sáng tạo. Tuy nhiên, đam mê thiết kế liệu đã đủ để bạn trở thành nhà Thiết kế nội thất chuyên nghiệp? Hãy cùng D.A.U khám phá ngành học này qua định nghĩa, chương trình đào tạo và định hướng nghề nghiệp được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

[Tổng hợp] Từ A - Z về Ngành Thiết kế đồ họa năm 2024

[Tổng hợp] Từ A - Z về Ngành Thiết kế đồ họa năm 2024

06/03/2024

Thiết kế đồ họa là ngành học mang đậm tính tư duy sáng tạo, nơi bạn có thể biến ý tưởng độc đáo thành những sản phẩm trực quan thu hút. Và bạn có đang ấp ủ đam mê với ngành Thiết kế đồ họa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ngành học đầy hứa hẹn này, từ định nghĩa, chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp cho đến những tố chất cần thiết để thành công.

Đăng ký xét tuyển học bạ
Đăng ký xét tuyển học bạ 0866254999 Chat Facebook