Ngày nay, các doanh nghiệp muốn kinh doanh toàn cầu thành công đều phải có năng lực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Được xem là nền tảng cho kinh doanh toàn cầu và mạch máu của nền kinh tế. Vậy, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
1. Định nghĩa chính xác và dễ hiểu về ngành Logistic
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Logistics liên quan tới chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
2. Nguồn nhân lực trình độ cao ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng đang được săn đón trên thị trường
Trong thời đại công nghiệp 4.0, nhu cầu nhân sự ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng để vận hành và phục vụ ngành thương mại điện tử cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây là một trong những dịch vụ tăng trưởng nhất tại Việt Nam những năm qua. Theo dự báo, đến năm 2025, Việt Nam cần hơn 200.000 nhân sự phục vụ cho ngành Logistics. Các công ty dịch vụ Logistics ở Việt Nam đều đang thiếu nhân lực trình độ cao.
Cũng theo một khảo sát của Viện nghiên cứu và Phát triển TP. Hồ Chí Minh về chất lượng nhân lực ngành Logistics cho thấy 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên Logistics có trình độ chuyên môn và kiến thức về Logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên.
3. Cơ hội việc làm và thực tập vô cùng hấp dẫn
Thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có hơn 1.300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động. Trong đó, 80% là các doanh nghiệp logistics nội địa nhưng chỉ chiếm 20% thị phần logistics tại Việt Nam. Cùng với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu hóa đối với khu vực trong nước và quôc tế thì Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành đang được ưu chuộng nhất hiện nay. Chính vì vậy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là vô cùng hấp dẫn.
Khi ra trường, sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể đảm nhiệm một số vị trí:
– Chuyên viên quản trị kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh xuất nhập khẩu, chăm sóc khách hàng trong các công ty dịch vụ logistics…
– Chuyên viên điều phối dịch vụ logistics, điều phối đơn hàng, phương tiện vận chuyển, …
– Quản lý kho bãi, quản lý vận chuyển, giám sát đối tác cung cấp dịch vụ logistics trong các công ty sản xuất, kinh doanh…
Tại các doanh nghiệp Logistics, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada..), các tổ chức liên hợp quốc và chính phủ về lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hay thương mại quốc tế hoặc nghiên cứu và giảng dạy các bộ môn về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng,…
Theo đó, với khoảng 1.300 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, các bạn sinh viên không phải lo lắng với việc tìm kiếm một nơi thực tập phù hợp với mình đâu nè!
4. Có cơ hội được làm việc và công tác ở nhiều nơi
Rất nhiều vị trí trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng yêu cầu bạn phải dịch chuyễn liên tục. Mặc dù những chuyến công tác nước ngoài này nhẳm mục đích phục vụ cho công việc nhưng cũng là cơ là cơ hội tốt để bạn nuôi dưỡng sự mới mẻ trong cách nhìn, tìm hiểu về văn hóa, đất nước mới và học hỏi lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Những kinh nghiệm, kỹ năng trong ngành kinh doanh quốc tế thu lượm sau mỗi chuyến đi chính là bước đệm tốt mở ra nhiều cơ hội mới, giúp bạn thăng tiến nhanh, tiến xa trong nghề nghiệp.
5. Tham khảo lộ trình thăng tiến trong ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng kèm theo mức thu nhập và yêu cầu thực tế của từng nghiệp vụ
Nếu xét theo mức lương, kinh nghiệm ở trong nghề và cấp bậc quản lý thì lộ trình nghề nghiệp ở trong lĩnh vực logistic có thể tạm chia thành 5 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Logistics Officier
Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và có thể ứng tuyển ngay khi mới ra trường với mức lương khởi điểm từ khoảng 6-7 triệu/tháng.
– Giai đoạn 2: Logistics Supervisor
Sau 1 đến 2 năm kinh nghiệm, bạn có thể cất nhắc lên vị trí Logistics Supervisor với mức lương từ 1000-1500$. Ở một số công ty, bạn sẽ được thăng tiến trực tiếp lên vị trí Logistics Manager tùy thuộc vào quy mô và hiện trạng của doanh nghiệp.
– Giai đoạn 3: Logistics Manager
Vị trí này có mức lương dao động từ 1000-4000$ với yêu cầu ít nhất là 3 năm kinh nghiệm cùng với khả năng nói tiếng Anh lưu loát.
– Giai đoạn 4: Logistics Director
Đây là vị trí dành cho người đứng đầu quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics ở trong công ty. Bạn sẽ phải nằm lòng được nghiệp vụ và thường yêu cầu có trên 8 năm kinh nghiệm để được nắm giữ vị trí này. Ở một số công ty thậm chí sẽ không có vị trí này mà chuyển lên bậc cao nhất là Giám đốc Chuỗi cung ứng (Supply Chain Director).
– Giai đoạn 5: Supply Chain Director
Đúng như tên gọi, đây sẽ là vị trí phụ trách tất cả hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Trách nhiệm cao hơn nhưng mức lương nhận được lại hoàn toàn xứng đáng vào khoảng từ 5000-7000$.
6. Những tố chất cần có khi theo học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
– Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc
– Giỏi ngoại ngữ, tin học
– Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm
– Có tố chất quản lý và có kỹ năng giao tiếp
– Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề.
7. Theo học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ở đâu?
Hiện nay, có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành học này. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường đào tạo chất lượng, chú trọng đào tạo thực hành, cơ sở vật chất tốt và đảm bảo cơ hội hội việc làm sau khi tốt nghiệp thì Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng chính là một lựa chọn tối ưu.