MÃ NGÀNH: 7580302
Quản lý xây dựng là ngành học đào tạo các kỹ sư có khả năng thực hiện công tác tư vấn, lập, đánh giá dự án, lập hồ sơ tổ chức thi công, đấu thầu, triển khai thiết kế, bàn giao nghiệm thu, thanh và quyết toán công trình xây dựng dân dụng, cầu đường… tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.
- Có kiến thức chuyên môn về kỹ thuật xây dựng, quản lý dự án nói chung và dự án xây dựng nói riêngphù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước;
- Có kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, phân tích xử lý thông tin, tư vấn và thiết kế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý và điều hành tổ chức thực hiện dự án xây dựng,
- Có trình độ ngoại ngữ tốt, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng, có khả năng tiếp thu các kiến thức mới, biết phương pháp nắm bắt và giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong quản lý, điều hành sản xuất.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí như:
- Quản lý trong các lĩnh vực xây dựng tại các Sở, Ban, ngành, Ngân hàng, Kho bạc, các công ty – đơn vị đang thực hiện đầu tư và quản lý các công trình xây dựng
- Tư vấn và thiết kế tại các công ty tư vấn và đầu tư xây dựng, công ty tư vấn thiết kế, doanh nghiệp xây dựng, cơ quan kiểm toán
- Lập, thẩm định và quản lý các dự án đầu tư xây dựng;
- Lập hồ sơ dự thầu và tham gia vào công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Kiểm soát, giám sát, nghiệm thu, thanh và quyết toán khối lượng thi công và giá xây dựng công trình.
Thí sinh xem chi tiết về phương thức xét tuyển vào ngành Quản lý xây dựng năm 2024: Tại đây
Các môn học chuyên ngành:
- Kỹ thuật thi công
- Tổ chức thi công
- Kiến trúc dân dụng và công nghiệp
- Công trình đường
- Công trình cầu
- Lập và quản trị dự án đầu tư xây dựng
- Kinh tế xây dựng
- Định mức xây dựng
- Định giá sản phẩm xây dựng
- Đấu thầu xây dựng
- Quản trị doanh nghiệp xây dựng.
Những tố chất phù hợp với ngành:
- Khả năng tính toán tốt, tư duy logic
- Trung thực, chính xác, quyết đoán,
năng động và cần cù
- Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm,
tư duy hệ thống và chi tiết.