Media/31_TH1044/FolderFunc/202203/Images/z3263119765123-a2372748db9b5731c20341c190108e0b-20220324080845-e.jpg

 

MÃ NGÀNH: 7580205

Ngày nay, hạ tầng giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kết cấu hạ tầng giao thông là hệ thống các công trình phục vụ cho việc di chuyển giữa người và phương tiện giao thông như các công trình cầu, hầm, đường ô tô, đường sắt…

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông nhằm đào tạo Kỹ sư chuyên về khảo sát, lập dự án, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường ô tô, đường cao tốc, đường lăn sân bay và các công trình hạ tầng giao thông khác.

Trang bị cho người học những kiến thức về khoa học cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành. Người học được trau dồi kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu của của thị trường lao động trong và ngoài nước. Cụ thể:

1. Có kiến thức khoa học cơ bản, làm nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành, phát triển tư duy logic và khoa học.

2. Nắm vững các kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi và kỹ thuật chuyên nghiệp.

3. Có khả năng áp dụng nền tảng kiến thức kỹ thuật trong thiết kế, giám sát, tổ chức thi công, quản lý và khai thác công trình giao thông.

4. Có kỹ năng tư duy, phản biện thực hành nghề nghiệp; kỹ năng ứng xử, giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng truyền đạt tri thức; kỹ năng tin học và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

5. Có khả năng phân tích và đánh giá chất lượng công trình giao thông.

6. Có khả năng ứng dụng phần mềm trong thiết kế công trình giao thông.

Có khả năng phát triển những kỹ năng cần thiết để tiếp tục tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành, và thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

 

Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có thể:

1. Làm chuyên viên ở các Sở, ban ngành từ Trung ương đến địa phương như: Bộ, Sở Giao thông Vận tải; Bộ, Sở  Xây dựng; Các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ, thuộc UBND tỉnh/UBND huyện; Các Phòng Hạ tầng, Phòng Xây dựng - Giao thông, Phòng Tài nguyên môi trường, Thanh tra xây dựng, v.v. thuộc UBND các Quận huyện liên quan đến lĩnh vực hạ tầng giao thông.

2. Làm việc tại các công ty trong nước hoặc nước ngoài về tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, thí nghiệm vật liệu, nhà thầu thi công ở các lĩnh vực như xây dựng công trình cầu đường, công trình dân dụng hoặc các công ty sản xuất vật liêu xây dựng.

3. Làm việc tại các Trung tâm, Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực công trình giao thông.

4. Làm cán bộ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục như các trường Đại học, trường Cao đẳng, và trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

5. Học tập sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn.

 

Thí sinh xem chi tiết về phương thức xét tuyển vào ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông năm 2024: Tại đây
Media/31_TH1044/FolderFunc/202401/Images/kinh-te-ky-thuat-20240110094901-e.png

5.1 Các môn học tiêu biểu

Cấu trúc chương trình đào tạo của ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông thường gồm 3 khối chính kiến thức: (1) Kiến thức giáo dục đại cương; (2) Kiến thức cơ sở ngành; và (3) Kiến thức chuyên ngành.

-  Kiến thức giáo dục đại cương gồm các học phần như Toán, Vật lý, Tin học cơ bản, v.v. sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng đầy đủ về khoa học tự nhiên. Các kiến thức này là cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành và phát triển tư duy logic và khoa học.

-  Kiến thức cơ sở ngành gồm các học phần như Hình học họa hình, Cơ học cơ sở, Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Cơ học đất, Trắc địa, Kết cấu bê tông cốt thép, Kết cấu thép v.v. sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng trong từng lĩnh vực hoặc ngành rộng để sau đó sinh viên có thể theo học các kiến thức chuyên ngành hẹp và sâu hơn.

-  Kiến thức chuyên ngành bao gồm các học phần như Thiết kế hình học đường Ôtô, Thiết kế nền mặt đường, Thiết kế cầu bê tông cốt thép, Thiết kế cầu thép, Thi công cầu, Thi công đường, v.v. Ngoài ra, các sinh viên sẽ được hướng dẫn làm các đồ án chuyên ngành, sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho thiết kế công trình giao thông như ứng dụng tin học trong thiết kế đường, thiết kế cầu, tin học xây dựng nâng cao hay thực hành đánh giá chất lượng vật liệu…

5.2 Những tố chất của người học để phù hợp với ngành

(1) Nắm vững những kiến thức cơ bản về các môn học thuộc khối tự nhiên.

(2) Chăm chỉ, cần cù, chịu khó, và luôn nỗ lực để vượt qua khó khăn.

(3) Có tư duy logic, tư duy hệ thống, và tính sáng tạo để giải quyết các vấn đề.

(4) Có khả năng tự học cao.

(5) Có khả năng hợp tác và làm việc nhóm.

(6) Chịu được các áp lực đến từ công việc và các tương tác trong xã hội.

(7) Và cần có sức khỏe tốt.

 

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ nhận được bằng Kỹ sư ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông do trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng cấp theo phôi bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến tại đây: https://xettuyen.dau.edu.vn
Media/31_TH1044/FolderFunc/202401/Images/giaothong-20240111032951-e.png

 

Tin liên quan

Nhiều ý tưởng độc đáo trong bài thi kết thúc học phần “Tư duy phản biện và sáng tạo” của sinh viên khoa Xây dựng

Nhiều ý tưởng độc đáo trong bài thi kết thúc học phần “Tư duy phản biện và sáng tạo” của sinh viên khoa Xây dựng

01/12/2022

Sáng nay (06/11/2022), sinh viên năm thứ 02 của lớp 21XD1, Khoa Xây dựng đã có những trải nghiệm thú vị qua phần thi kết thúc học phần “Tư duy phản biện và sáng tạo” với chủ đề “Thiết kế mô hình cầu bằng tre” tại Hội trường 101, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng.

Buổi tọa đàm dành cho sinh viên với chủ đề "Trải nghiệm việc làm của cựu sinh viên khoa Xây dựng tại Nhật Bản"

Buổi tọa đàm dành cho sinh viên với chủ đề "Trải nghiệm việc làm của cựu sinh viên khoa Xây dựng tại Nhật Bản"

01/12/2022

Mới đây (18/11/2019), Khoa Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng tổ chức thành công tọa đàm dành cho các bạn sinh viên với chủ đề “Trải nghiệm việc làm của cựu sinh viên khoa Xây dựng tại Nhật Bản”.

Chương trình giao lưu doanh nghiệp và giới thiệu cơ hội việc làm tại Nhật Bản năm 2022

Chương trình giao lưu doanh nghiệp và giới thiệu cơ hội việc làm tại Nhật Bản năm 2022

01/12/2022

Vừa qua (17/11/2022) tại Hội trường 101, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã diễn ra “Chương trình giao lưu doanh nghiệp và giới thiệu cơ hội việc làm tại Nhật Bản năm 2022”. Đây là sự kiện do Nhà trường phối hợp với các doanh nghiệp uy tín tại Nhật Bản thuộc lĩnh vực xây dựng, cầu đường, kiến trúc tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên có được cơ hội tham gia, phối hợp, giao lưu với các doanh nghiệp Nhật Bản để hiểu biết hơn về ngành nghề đang học và công việc phù hợp trong tương lai.

Đăng ký xét tuyển học bạ
Đăng ký xét tuyển học bạ 0866254999 Chat Facebook